2.1 C
New York
Wednesday, December 4, 2024

Buy now

spot_img

7 dấu hiệu cảnh báo mắt bị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là căn bệnh khá phổ biến ở những người sau 40 tuổi. Bệnh thường xuất hiện và tiến triển âm thầm theo thời gian, ít khi có triệu chứng rõ ràng ở ngay giai đoạn đầu nên rất khó phát hiện. Bởi vậy, hầu hết mọi người đều được chẩn đoán bệnh khi đã đến giai đoạn nặng, thị lực giảm xuống dưới 5/10 và đứng trước nguy cơ bị mất thị lực vĩnh viễn.

Ngày nay, phương pháp thay thủy tinh thể nhân tạo được coi là lựa chọn duy nhất cho người bệnh, nhưng thực tế đã có rất nhiều trường hợp mắt vẫn nhìn mờ do bị tái đục trở lại sau nhiều năm phẫu thuật. Vì lẽ đó mà việc phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm sẽ giúp bạn có thêm thời gian để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, trì hoãn nguy cơ phải phẫu thuật mắt sau này.

Nhận biết bệnh đục thủy tinh thể qua 7 dấu hiệu cảnh báo

1/ Nhìn mờ như có màng sương che phủ trước mắt (màng mờ, bóng mờ che phủ)

Bệnh đục thủy tinh thể rất ít khi làm ảnh hưởng đến tầm nhìn trong giai đoạn đầu. Đôi khi, bạn chỉ cảm thấy “hình như” mọi vật hơi mờ đi một chút, giống như có một màng sương mỏng trước mắt. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ tăng dần, màng mờ này sẽ ngày càng dầy lên và làm cho mọi vật mờ đi rõ rệt.

 

2/ Khó nhìn vào ban đêm

Khi đục thủy tinh thể tiến triển sẽ làm giảm tầm nhìn vào ban đêm, gây khó khăn  khi lái xe, nhất là khi gặp ánh đèn xe ngược chiều. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình bị đục thủy tinh thể, hãy cẩn thận và không nên lái xe ban đêm khi tầm nhìn đang bị ảnh hưởng.

 

3/ Nhìn lóa và chói mắt

Nhạy cảm với ánh sáng là một triệu chứng phổ biến khi bị đục thủy tinh thể. Ánh sáng chói khiến người bệnh có cảm giác đau mắt. Nghiên cứu của Tạp chí Nhãn khoa Anh cho thấy nhìn lóa, chói sáng là dấu hiệu xuất hiện sớm và điển hình nhất của bệnh đục thủy tinh thể dưới bao. Nhạy cảm với ánh sáng có thể giúp chúng ta chẩn đoán sớm bệnh đục thủy tinh thể trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.

4/ Xuất hiện quầng sáng ở mọi nơi

Đục thủy tinh thể có thể làm nhiễu xạ ánh sáng đi vào mắt. Điều này gây ra các vầng “hào quang” hay quầng sáng xung quanh bóng đèn, bóng điện, mặt trời… Quầng sáng này đôi khi có nhiều màu sắc khác nhau. Đây là lí do tại sao những người bị đục thủy tinh thể khi lái xe vào ban đêm trở nên nguy hiểm khi xuất hiện đèn đường hay đèn pha.

Nhưng, một số chứng bệnh về mắt khác cũng có thể gây ra quầng sáng, bao gồm sưng giác mạc, tăng nhãn áp, bệnh mắt do tiểu đường, đột quỵ hay đơn giản số đo kính không còn phù hợp với mắt.

Khi bị đục thủy tinh thể nhìn vào nguồn sáng (bóng đèn, mặt trời) sẽ có quầng sáng xung quanh

5/ Thay kính mới liên tục

Nếu bạn thường xuyên phải thay đổi độ kính, có thể bạn đang bị đục thủy tinh thể. Bởi lẽ khi đó việc thay kính mới không thể khắc phục được sự suy giảm thị lực. Bạn nên đi khám ngay nếu tình trạng này xảy ra.

6/ Nhìn mọi vật đều có màu nâu vàng

Khi đục thủy tinh thể tiến triển, protein co cụm lại thành từng đám khiến cho thủy tinh thể của bạn có thể chuyển sang màu vàng hoặc nâu. Điều này dẫn đến việc bạn nhìn mọi vật gần như đều có màu vàng sẫm giống như đang đeo trước mắt một chiếc kính râm, làm giảm khả năng phân biệt màu sắc.

Bạn đang cảm thấy lo lắng khi mình có nhiều dấu hiệu mắc đục thủy tinh thể như nhìn mờ, nhòe, chói sáng, thị lực suy giảm? Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0971.003.903 để được tư vấn về Minh Nhãn Khang, giải pháp giúp hàng triệu người giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể tiến triển tối ưu nhất.

7/ Nhìn đôi, nhìn ba

Nhiễu xạ từ đục thủy tinh thể có thể khiến bạn nhìn một sự vật thành hai, ba vật thậm chí nhiều hơn nữa. Khi đục thủy tinh thể tiến triển nặng hơn, triệu chứng này có thể mất đi. Ngoài đục thủy tinh thể, một số bệnh lý khác có thể dẫn đến dấu hiệu này như u não, sưng giác mạc, đa xơ cứng, đột quỵ.

Mặc dù không phải tất cả các trường hợp suy giảm thị lực đều là hệ quả của bệnh đục thủy tinh thể, nhưng khi gặp phải một hoặc nhiều hơn trong 7 các dấu hiệu cảnh báo kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để chẩn đoán kịp thời, từ đó có những biện pháp dự phòng làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ mù lòa.

Những cách làm chậm lại đục thủy tinh thể không cần phẫu thuật

Nếu đục thủy tinh thể đã ở giai đoạn nặng, thị lực chỉ còn 1 hoặc 2/10, phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo là lựa chọn giúp người bệnh tìm lại ánh sáng, tránh nguy cơ mù lòa. Thế nhưng không phải trường hợp nào cũng đủ khả năng, sức khỏe để mổ và sau mổ vài tháng hay vài năm vẫn có thể bị nhìn mờ, chói sáng do biến chứng đục bao sau, rối loạn điều tiết, khô mắt, tăng nhãn áp, bong rách võng mạc,…. Chính vì thế, việc phòng ngừa từ sớm bệnh, làm giảm độ đục thủy tinh thể có thể giúp rất nhiều người tránh được nguy cơ phẫu thuật.

Tìm hiểu thêm:

  • Ngoài những giải pháp bảo vệ mắt từ bên ngoài như đội mũ, đeo kính mát, khám mắt định kỳ, vệ sinh mắt thường xuyên, từ bỏ thuốc lá và rượu bia… thì việc nuôi dưỡng mắt từ bên trong cũng đặc biệt quan trọng.
  • Bên cạnh những nhóm chất dinh dưỡng như vitamin B12, Kẽm, mắt sẽ cần thêm các chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ như Alpha lipoic acid, Hoàng đằng, Quercetin để dọn dẹp những “chất thải” gây đục thủy tinh thể, từ đó giúp mắt sáng rõ hơn. Tại Việt Nam, người bệnh có thể dễ dàng bổ sung các dưỡng chất này bằng cách sử dụng 4 viên Minh Nhãn Khang mỗi ngày trong khoảng 3 tháng.

Những bài viết về mắt hay nhất tại Thoaihoadiemvang.vn:

Nguyễn Ngọc Lương
Nguyễn Ngọc Lương
Tôi là BS CK Nguyễn Ngọc Lương. Chuyên điều trị các bệnh về sinh lý nam giới. Với kiến thức chuyên khoa vững vàng và thông tin chuyên ngành được lựa chọn phù hợp với thể chất và tâm lý bênh nhân nam ở Việt Nam

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

0FansLike
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Latest Articles