18.5 C
New York
Sunday, September 15, 2024

Buy now

spot_img

Phát hiện sớm bệnh đục thủy tinh thể bằng công nghệ tán xạ

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Viện Mắt Quốc gia và Viện mắt Wilmer của Bệnh viện Johns Hopkins cho thấy, chúng ta có thể phát hiện bệnh đục thủy tinh thể ngay từ giai đoạn “cửa sổ” hay còn gọi là giai đoạn chớm hình thành.

Khi chúng ta già đi, cấu trúc protein trong thủy tinh thể rất dễ co cụm lại với nhau và ngăn cản ánh sáng truyền qua. Người ta gọi đó là bệnh lý đục thủy tinh thể. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, sự sụt giảm protein có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đục thủy tinh thể.

Nghiên cứu về sự sụt giảm của alpha crystallin trong bệnh đục thủy tinh thể

Trong nghiên cứu của tiến sĩ Manuel B. Datiles, tập trung về alpha crystallin – protein chính tham gia vào cấu trúc của thủy tinh thể, đóng vai trò gắn kết các protin khác và ngăn chặn chúng kết tụ lại với nhau. Tuy nhiên theo thời gian, lượng alpha crystallin này sẽ giảm xuống và không đủ để ngăn chặn quá trình co cụm của các protein trong thủy tinh thể.

Tiến sĩ Datiles và Tiến sĩ Walter J. Stark của Viện Wilmer Eye cũng đã nghiên cứu sự sụt giảm của alpha crystallin bằng cách đo lượng protein mỗi 6 tháng cho một nhóm người tình nguyện nghi ngờ mắc phải đục thủy tinh thể trong độ tuổi từ 34 đến 79.

Sau 19 tháng theo dõi, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tiến trình đục thủy tinh thể nhanh hơn rất nhiều ở những đối tượng có lượng alpha crystallin thấp. Theo dự báo của các nhà nghiên cứu, những người có lượng alpha crystallin thấp nhất sẽ có nguy cơ cao cần phẫu thuật thay thủy tinh thể trong vòng 4 năm.

Phát hiện đục thủy tinh thể giai đoạn sớm bằng công nghệ tán xạ

Các nhà nghiên cứu đã đo và theo dõi lượng alpha crystallin bằng cách sử dụng công nghệ tán xạ ánh sáng. Thiết bị này có thể phát hiện alpha crystallin mà không cần xâm lấn. Trong khi các phương pháp kiểm tra mắt thông thường như đèn khe chỉ có thể cho biết sự tồn tại của những mảng đục thủy tinh thể trong mắt khi bạn đã mắc bệnh.

Phát hiện mới này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về bệnh lý đục thủy tinh thể và đề xuất mục tiêu tiềm năng cho các liệu pháp điều trị mới, đó chính là bổ sung alpha crystallin. Tuy nhiên, do phân tử alpha crystallin có kích thước khá lớn nên rất khó để đưa vào mắt. Các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra loại alpha crystallin có kích thước phù hợp nhằm chống lại quá trình đục thủy tinh thể.

Ngoài ra, công nghệ tán xạ ánh sáng còn hữu ích trong việc thử ngiệm lâm sàng các loại thuốc chữa trị đục thủy tinh thể, và đánh giá tác dụng phụ gây đục thủy tinh thể của các loại thuốc mới ra đời. Nó cũng có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt khác như cận thị. Bằng chứng sơ bộ từ các nghiên cứu về thủy tinh thể trong phòng thí nghiệm cho thấy tinh thể alpha crystallin cũng gắn liền với chứng cận thị.

Mặc dù kỹ thuật tán xạ ánh sáng mới chỉ được dùng trong nghiên cứu nhưng theo TS Datiles, nó hứa hẹn sẽ được ứng dụng trong tương lai để đánh giá nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và cận thị trong giai đoạn sớm để có biện pháp ngăn chặn bệnh xuất hiện.

Những bài viết về mắt hay nhất tại Thoaihoadiemvang.vn:

Nguyễn Ngọc Lương
Nguyễn Ngọc Lương
Tôi là BS CK Nguyễn Ngọc Lương. Chuyên điều trị các bệnh về sinh lý nam giới. Với kiến thức chuyên khoa vững vàng và thông tin chuyên ngành được lựa chọn phù hợp với thể chất và tâm lý bênh nhân nam ở Việt Nam

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

0FansLike
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Latest Articles