Khi nghe tin mắc bệnh đục thủy tinh thể, chắc hẳn bạn sẽ rất lo lắng và rối bời trước hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu, chẳng hạn như: tại sao mình bị đục thủy tinh thể, bệnh có nguy hiểm không, có chữa trị khỏi hoàn toàn được không? Với sự giải đáp bởi các chuyên gia Nhãn khoa sau đây hy vọng có thể trang bị thêm kiến thức cùng những thông tin hữu ích để bạn biết cách điều trị bệnh tốt hơn.
Đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể, còn gọi là cườm khô, cườm đá là tình trạng thủy tinh thể bị đục mờ, ngăn không cho ánh sáng tới võng mạc và dẫn tới giảm thị lực. Người bệnh thường cảm thấy như có một màn sương che phủ trước mắt. Đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng tới một hoặc cả hai mắt.
Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể?
Một số nguyên nhân thường gặp gây bệnh đục thủy tinh thể:
– Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn
– Tiếp xúc nhiều với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời
– Mắc bệnh tiểu đường, tăng nhãn áp, viêm võng mạc sắc tố, bong võng mạc, viêm màng bồ đào mạn tính…
– Sử dụng thuốc steroid (prednisolon, cortisol) liều cao kéo dài
– Tiền sử gia đình bị đục thủy tinh thể
– Đã phẫu thuật loại bỏ dịch kính (Vitrectomy), phẫu thuật điều trị bệnh tăng nhãn áp
– Bị chấn thương ở mắt
Bên cạnh đó, một số yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
– Thói quen hút thuốc lá
– Nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai, bao gồm rubella hoặc thủy đậu, có thể khiến em bé bị đục thủy tinh thể bẩm sinh
Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể không gây đau nhưng cản trở tầm nhìn và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
– Mắt nhìn mờ, giống như có một màn sương mù che phủ
– Dễ bị chói mắt khi nhìn vào đèn hoặc ánh sáng mặt trời
– Khó lái xe vào ban đêm do tầm nhìn giảm, xuất hiện quầng sáng quanh đèn
– Nhìn đôi (nhìn 1 vật thành 2 vật)
– Phải đổi độ kính thường xuyên hơn
– Gặp khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày do tầm nhìn bị hạn chế
Đục tinh thể làm giảm tầm nhìn của người bệnh
Bị đục thủy tinh thể dùng thuốc có khỏi không?
Hiện chưa có thuốc nào chữa khỏi bệnh đục thủy tinh thể. Trong những trường hợp nặng (giảm thị lực nghiêm trọng hoặc có bệnh thoái hóa điểm vàng, bệnh võng mạc đái tháo đường), người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn nhẹ, kính và các thiết bị hỗ trợ thị lực khác có thể giúp cải thiện tầm nhìn.
Thuốc giãn đồng tử được sử dụng để điều trị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh trong thời gian ngắn, giúp tăng lượng ánh sáng đi vào trong mắt và ngừa mất thị lực ở những trẻ đang chờ phẫu thuật. Chỉ một số ít người bệnh được hưởng lợi từ loại thuốc này.
Có nên phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo hay không?
Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ thủy tinh thể bị hỏng và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo (gọi là ống kính nội nhãn – IOL). Sau khi thay thế, thủy tinh thể tự nhiên sẽ nằm vĩnh viễn trong mắt, đóng vai trò là ống kính giúp tầm nhìn của người bệnh được tốt hơn.
Người bệnh được quyền tự quyết định có nên phẫu thuật thay thủy tinh thể hay không. Một số người bệnh mới chỉ bị nhẹ đã muốn được phẫu thuật ngay vì mong mắt sáng trở lại hoặc sợ bị mù. Tuy nhiên, nếu bệnh đục thủy tinh thể không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày, phẫu thuật là không cần thiết. Thủy tinh thể tự nhiên có khả năng điều tiết tốt hơn so với thủy tinh thể nhân tạo, hơn nữa phẫu thuật luôn đi kèm với nguy cơ biến chứng và sự tốn kém về thời gian, tiền bạc. Phẫu thuật thủy tinh thể được khuyến khích khi người bệnh đã bị mờ mắt, gặp khó khăn khi đọc thông tin hoặc nhìn các biển báo giao thông, bị chói mắt khi lái xe ban đêm hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và học tập.
Đục thủy tinh thể có thể điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật?
Gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa của mắt chính là nguyên nhân gây biến đổi cấu trúc thủy tinh thể và làm suy giảm thị lực ở người bệnh. Cơ thể vốn được bảo vệ bởi các chất chống oxy hóa nội sinh sẵn có và được bổ sung hàng ngày qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, khi bước qua độ tuổi 40, quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ khiến nguồn chất chống oxy hóa bị thiếu hụt.
Vì vậy, bổ sung đầy đủ các chất chống oxy hóa từ bên ngoài sẽ góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Rất nhiều nghiên cứu cho biết, sử dụng chất chống oxy hóa lý tưởng dành cho mắt là Alpha lipoic acid (ALA) với lợi thế hoạt động được trong cả môi trường thân dầu và thân nước, phục hồi các chất chống oxy hóa đã mất tác dụng sẽ tạo ra mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng vận chuyển “rác thải” ra khỏi mắt, nhờ đó bảo vệ được thủy tinh thể, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Sử dụng thêm Tpcn Minh Nhãn Khang chứa ALA là một trong những giải pháp hỗ trợ điều trị, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể, ngăn ngừa nguy cơ mù lòa. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0971.003.903 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.
Bệnh đục thủy tinh thể để lâu sẽ nặng hơn?
Đa số các trường hợp, đục thủy tinh thể trở nặng hơn theo thời gian gây ra những vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:
– Làm giảm thị lực, ảnh hưởng tới khả năng lái xe, làm việc, đọc sách… Người cao tuổi sẽ phải phụ thuộc vào người khác vì thị lực giảm
– Gây mù lòa (hiếm gặp, phẫu thuật thủy tinh thể đúng thời điểm có thể ngăn ngừa được mù lòa)
– Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp
Đục thủy tinh thể ở trẻ em mặc dù hiếm nhưng lại rất nguy hiểm. Nếu ánh sáng không thể đi qua thủy tinh thể vào mắt để kích thích võng mạc, các dây thần kinh thị giác sẽ không thể phát triển đúng cách, dẫn đến bệnh nhược thị.
Nên làm gì khi được chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể?
Sử dụng kính lúp để đọc sách sẽ giúp trì hoãn phẫu thuật đục thủy tinh thể
Nếu bạn bị đục thủy tinh thể, một vài thay đổi trong cuộc sống có thể giúp bạn quen với đôi mắt không còn sáng rõ, đồng thời giúp trì hoãn hoặc tránh phẫu thuật:
– Sử dụng đèn có ánh sáng nhẹ và tăng thêm sáng khi nhìn cự ly gần. Tránh ánh sáng chói mắt trên màn hình tivi/máy tính/đèn pha xe ô tô, xe máy
– Đi khám mắt thường xuyên và đổi độ kính mắt nếu cần
– Nếu đi ra ngoài vào ban ngày, đeo kính râm hoặc một chiếc mũ rộng vành để giảm độ chói
– Hạn chế lái xe ban đêm
– Sử dụng một kính lúp để đọc sách
– Không hút thuốc lá hoặc nhìn ánh sáng mặt trời trực tiếp. Điều này sẽ làm chậm sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể
Nếu buộc phải phẫu thuật thay thủy tinh thể, bạn cần làm theo những lời dặn dò của bác sĩ sau khi mổ, bao gồm nhỏ thuốc, bảo vệ mắt và phòng ngừa nhiễm trùng. Mặc dù phẫu thuật có thể cải thiện thị lực nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bạn nên đi khám ngay nếu có các triệu chứng sau:
– Giảm thị lực
– Đau gia tăng
– Đỏ mắt
– Sưng quanh mắt
– Chảy dịch/rỉ mắt
– Bị ruồi bay trước mắt, ánh sáng nhấp nháy hoặc những bất thường khác của tầm nhìn
Ngay khi được chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể, bạn hãy lên kế hoạch dài hạn cho việc chăm sóc đôi mắt của mình bằng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ phù hợp để không còn lo lắng nguy cơ phẫu thuật.
Thanh Xuân
Tham khảo:
http://www.webmd.com/eye-health/cataracts/cataracts-topic-overview?page=2
http://www.visionaware.org/info/your-eye-condition/cataracts/considering-cataract-surgery/125
——————————-
Thông tin cho bạn: Tpcn Minh Nhãn Khang giúp hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng khi bị đục thủy tinh thể, làm chậm tiến trình phát triển của bệnh, hạn chế phải phẫu thuật
Chúng tôi rất chia sẻ với nỗi lo lắng của bạn. Không biết bạn đã đi khám tại bệnh viện nào? Nếu ở bệnh viện công và chuyên khoa về mắt thì bạn cần tin tưởng chỉ định của bác sĩ. Bởi quyết định có nên thay thủy tinh thể hay không, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cho dù rất muốn mang lại cho bạn một tầm nhìn tốt hơn, nhưng các bác sĩ bắt buộc phải cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi quyết định phẫu thuật. Khi đã âm tính với ánh sáng tối, nếu vẫn quyết định thay thì hiệu quả thu được không đáng bao nhiêu, cộng thêm nguy cơ mắt bị biến chứng sẽ rất lớn.
Trong cuộc sống vốn dĩ có những thứ chúng ta không thể tự mình đưa ra quyết định và lường trước được những gì sẽ xảy ra, do đó bạn cũng đừng quá đau buồn. Nếu con mắt còn lại của bạn chưa bị đục thủy tinh thể, bạn cần phải bảo vệ đôi mắt đó. Một trong những cách thường được áp dụng là sử dụng thêm thuốc bổ mắt, chẳng hạn như Tpcn Minh Nhãn Khang với nhiều ưu thế: vừa cung cấp chất dinh dưỡng mà mắt cần, vừa bổ sung chất chống oxy hóa mạnh để bảo vệ các bộ phận của mắt và chứa kháng sinh thiên nhiên giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn mắt. Đây là một trong các sản phẩm bổ mắt rất ít trên thị trường mang lại hiệu quả này.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Thân mến!
Tôi bị đục thủy tinh thê mắt phải đã phẫu thuật và thay TTT . …
Chào bác sĩ hiện nay mắt trái của tôi bi giảm thị lực do bị …
Xin chào Bác sỹ, Tôi năm nay 36 tuổi, đã thay thủy tinh nhân tạo …
e đang bị bệnh khô mắt , thị lực cũng giảm 1 chút. Đứng xa …
Vẫn biết tuổi cao thì mắt mờ là điều không tránh khỏi, do vậy khi đi …
Kể lại những ngày đầu khi mới phát hiện căn bệnh đục thủy tinh thể, chị …
Cho đến tận bây giờ, khi đôi mắt đã sáng khỏe trở lại, cô Phạm Thị …