5 cách kiểm tra mắt có bị cận hay không tại nhà

Cận thị là một trong những vấn đề thị lực phổ biến và không phải là một bệnh mà là một tình trạng thị giác bất thường. Có rất nhiều người loạn thị cũng hay lầm tưởng mình bị cận thị dẫn đến điều trị không đúng cách. Việc kiểm tra chính xác và xác định chính xác loại cận hay bất kỳ vấn đề thị lực nào đòi hỏi phải đến bác sĩ mắt để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. Tuy nhiên bạn cũng có thể kiểm tra tại nhà bằng một số phương pháp online, trong bài viết này tôi đưa ra 5 cách kiểm tra mắt có bị cận hay không tại nhà để những bạn chưa có đủ điều kiện hoặc chưa có thời gian đi thăm khám bác sĩ có thể tham khảo.

Cận thị là gì?

Cận thị (myopia) là tật khúc xạ phổ biến, là một loại vấn đề về thị lực mà trong đó người bị khó nhìn rõ các vật thể xa, trong khi vẫn có thể nhìn rõ các vật thể gần. Điều này xảy ra khi hình ảnh của các vật thể xa không được lấy dễ dàng và tập trung đúng lên võng mạc (một lớp mỏng ở phía sau của mắt) để tạo nên hình ảnh rõ ràng trên thị giác. Độ cận càng cao khả năng nhìn xa sẽ càng giảm đi.

Đối với người mắt bình thường, hình ảnh của một vật thể trước tiên sẽ được hội tụ trên võng mạc sau khi chúng phản chiếu qua giác mạc và thủy tinh thể. Quá trình này kết thúc sẽ chuyển tín hiệu tới não bộ, hệ thần kinh thị giác giúp tạo nên hình ảnh vật thể đó. Còn đối với người bị cận thị hình ảnh của một vật thể sẽ không hội tụ tại võng mạc mà sẽ hội tụ ở trước võng mạc.

Độ cận thị hay đi-ốp là thông số giúp xác định mức độ cận thị của mắt. Cận thị được chia ra làm 3 mức độ, cụ thể:

– Cận thị nhẹ: Dưới -3.00 đi-ốp

– Cận thị trung bình: Từ -3.25 đến -6.00 đi-ốp

– Cận thị nặng: Trên -6.00 đi-ốp

Việc xác định mức độ cận thị sẽ giúp bạn tìm được những biện pháp điều trị phù hợp nhất với mắt. Dù ở mức độ nào bạn cũng cần phải theo dõi và kiểm soát độ cận để tránh tăng độ nhanh chóng theo chiều hướng xấu đi sẽ gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Nguyên nhân gây cận thị là gì?

So sánh mắt thường và mắt cận thị
So sánh mắt thường và mắt cận thị

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mắt bị cận, dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu bạn có thể tham khảo:

Cận thị do di truyền

Hiện nay theo các nghiên cứu khoa học và thực tế cũng đã chứng minh, việc cận thị ở trẻ do di truyền từ bố mẹ là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên nó chỉ xảy ra khi cả bố và mẹ của đứa trẻ mắc tật cận thị bởi bố mẹ cùng mắc cận thị con sinh ra có nguy cơ bị di truyền cao, còn bố hoặc mẹ mắc cận thị thì tỷ lệ này thấp hơn.

Nguyên nhân di truyền của cận thị thường liên quan đến các biến thể di truyền của một số gene ảnh hưởng đến phát triển mắt. Một số gene này có thể gây ra các lỗi về tiêu cự hoặc kích thước của mắt, dẫn đến cận thị. Nếu cả hai bậc cha mẹ bị cận thị, tỷ lệ con cái có khả năng bị cận thị cao hơn so với dân số chung.

Cận thị do thói quen sinh hoạt

Học tập, sinh hoạt không khoa học, thiếu ánh sáng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học sinh bị cận thị ngày càng gia tăng. Các em khi đến trường học tập với cường độ cao, môi trường ánh sáng không đảm bảo, tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp, đọc sách ở cự ly gần trong thời gian dài. Khi về nhà thường xem tivi, chơi máy tính nhiều giờ liên tục ở khoảng cách rất gần hoặc nằm ngửa đọc sách. Do thời gian hoạt động kéo dài nên giấc ngủ của bị rút ngắn làm mức độ cận thị tiến triển nhanh hơn.

Đối với người lớn, khi làm việc lâu ngày trong văn phòng, kèm theo căng thẳng kéo dài khiến mắt mệt mỏi khiến mắt bị ảnh hưởng xấu, ngoài ra việc thức khuya nằm lướt điện thoại trong điều kiện ánh sáng không đủ khiến mắt nhanh mỏi và dễ cận thị hơn.

Cận thị do vấn đề về mắt khác

Khi cấu trúc của giác mạc thay đổi, giác mạc trở nên cong hơn so với nhãn cầu nên hình ảnh không rơi đúng vào võng mạc mà nằm về phía trước. Bên cạnh đó, khi trục nhãn cầu bị kéo dài ra sẽ làm tăng khoảng cách đến võng mạc khiến hình ảnh rơi không đúng vào võng mạc. Điều này dẫn đến việc hình ảnh vật thể ở xa không thể rơi đúng vào điểm mắt ta có thể nhìn thấy rõ ràng gây cận thị.

Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không tại nhà

Sử dụng bảng đo thị lực online

Bảng đo cận thị bằng chữ cái
Bảng đo cận thị bằng chữ cái

Bảng kiểm tra mắt là bảng chữ cái khám mắt dành cho người biết đọc, được sắp xếp từ trên xuống thấp theo thứ tự chữ to đến nhỏ nhất. Tùy vào vị trí đọc được chữ có thể xác định tương đối thị lực của một người.

Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản như: 1 cây thước đơn vị cm, 1 sợi dây trắng dài từ 1 – 1.2 m, 2 cây bút màu mực khác nhau, 1 giấy cứng in bảng chữ cái bất kì không dấu, phông chữ Times New Roman cỡ chữ 14.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: người được đo mắt dùng 1 tay che 1 mắt, tay còn lại cầm đầu sợi dây đặt dưới mắt, ngang và cách mũi 1 cm.

Bước 2: người hỗ trợ cầm bìa giấy di chuyển từ gần đến xa mắt người được đo theo chiều dài dây. cách này nhằm xác định điểm cận và viễn thị.

Bước 3: cho người đo đọc chữ cái trên bìa. Xác định vị trí xa nhất mà mắt họ có thể nhìn rõ và đánh nhau dấu lại. Nghỉ ngơi 3 phút sau đó tiếp tục với mắt còn lại.

Sau khi đo xong, ta sẽ tính chiều dài từ đầu dây người đo đến điểm xác định cận thị của 2 mắt được vẽ bằng 2 màu mực. Lấy 100 chia cho khoảng cách đó sẽ ra độ cận của mắt.

Ví dụ: khoảng nhìn rõ của người A là 50 cm thì độ cận của người này là 100/50 = 2 độ.

Bảng đo thị lực chữ C
Bảng đo thị lực chữ C

Đối với người không biết chữ ta dùng bảng chữ C, là bảng gồm những vòng tròn hở trông giống như chữ C với các chỗ hở xoay nhiều phía trái, phải trên, dưới… Đây cũng là loại bảng phổ biến sử dụng trong các phòng khám mắt.

Bước 1: ta cần đặt bìa cứng in bảng đo thị lực C này cách người được đo theo khoảng cách đúng như trên bảng hướng dẫn

Bước 2: đặt ánh sáng tập trung vào bảng đo thị lực, hạn chế ánh sáng chiếu vào người đo

Bước 3: người đo cần phải xác định được vị trí hở của chữ C. Thang đo tiêu chuẩn sẽ là 11 điểm.

Vị trí dòng cao nhất mà người đo có thể xác định được chiều xoay của chữ C chính là thị lực của họ.

Câu đố kiểm tra mắt

Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra mắt của mình qua những câu đố thử thách độ tinh mắt của mình. Qua đó cũng luyện tập khả năng quan sát, nhạy bén cho đôi mắt. Bạn có thể tham khảo một số câu đố dưới đây xem bạn có vượt qua được không nhé.

Việc kiểm tra độ cận của mắt bằng câu đố vui khiến bạn vừa rèn luyện mắt lại cảm thấy thoải mái hơn không bị gò bó qua các bài kiểm tra.

Câu đố vui giúp kiểm tra mắt và rèn thị lực
Câu đố vui giúp kiểm tra mắt và rèn thị lực

Kiểm tra bằng hình ảnh

Hiện nay khi tìm kiếm trên các trang mạng các hình ảnh để test độ cận của mắt cũng hiện ra rất nhiều. Bạn có thể tải về nó sẽ giúp bạn kiểm tra mắt và luyện tập tăng độ nhạy bén hơn.

Bảng hình ảnh đo cận thị
Bảng hình ảnh đo cận thị

Trò chơi kiểm tra mắt

Bạn cũng có thể kiểm tra độ nhạy bén, khả năng hoạt động của mắt thông qua nhiều trò chơi ở trên mạng. Các trò chơi mang tính chất giải trí kèm theo đó giúp bạn kiểm tra được khả năng quan sát của mình. Luyện tập để nâng cao khả năng nhìn của mắt.

Trò chơi kiểm tra mắt
Trò chơi kiểm tra mắt

 

Lưu ý khi kiểm tra cận thị tại nhà

Như đã nói ở trên việc kiểm tra tại nhà sẽ không thể chính xác 100% kết quả bạn có bị cận hay không. Vì vậy bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau để kết quả được gần sát nhất.

Khoảng cách kiểm tra mắt

Thông thường khi bạn đi khám ở các cơ sở y tế, bệnh viện sẽ được các bác sĩ hướng dẫn về vị trí đứng, khoảng cách giữa người đo với bảng thị lực, mọi thứ đều có vạch hướng dẫn và không ghi khoảng cách rõ ràng. Nếu bạn kiểm tra tại nhà sẽ không biết được khoảng cách chính xác là bao nhiêu.

Dẫn đến kết quả đo sẽ không chính xác bằng. Mặc dù trên mạng cũng có rất nhiều hướng dẫn về vị trí đứng, khoảng cách kiểm tra mắt. Nhưng kết quả kiểm tra được chỉ mang tính chất tham khảo.

Người cần khám mắt ngồi cách bảng đo mắt khoảng tầm 5m, giữ lưng thẳng. Bài kiểm tra được thực hiện bằng cách: che một mắt – mắt còn lại quan sát bảng kiểm tra thị lực. Người hướng dẫn sẽ lần lượt chỉ từng chữ cái (hoặc hình vẽ) theo thứ tự từ trên xuống và từ trái sang phải. Dừng lại khi người bệnh không còn đọc được nữa.

– Nếu thị lực của bạn bình thường, mắt sẽ đọc được tất cả các chữ ở hàng số 8. Nghĩa là mắt bạn có tầm nhìn 20/20.

– Nếu mắt bị tật khúc xạ hay bị bệnh lý nào đó thì chỉ có thể đọc rõ nhất ở hàng số 5.

– Riêng các dòng từ số 9, 10, 11 ít được dùng vì nếu đọc rõ ở khoảng cách 5m thì chứng tỏ tầm nhìn của bạn còn rất tốt.

 Cách đọc kết quả

Dựa vào kết quả sau khi đo bạn có thể xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại của mắt.

– Thị lực 10/10: Mắt tốt và hoàn toàn khỏe mạnh.

– Thị lực 6 – 7/10: Cận thị ở khoảng 0.5 Diop.

– Thị lực 4 – 5/10: Độ cận của mắt từ 1.5 – 2 Diop.

– Thị lực dưới 3/10: Thị lực kém và độ cận cao từ 2 Diop trở lên.

Trên đây là 5 cách kiểm tra mắt có bị cận hay không tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên để có được kết quả chính xác nhất bạn vẫn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa về mắt để được tư vấn và điều trị kịp thời.