Bệnh của giác mạc và dấu hiệu nhận biết

Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh giác mạc sẽ khiến quá trình điều trị thuận lợi hơn, giảm ảnh hưởng của bệnh lên thị lực và hạn chế nguy cơ thay giác mạc.

Giác mạc và vai trò với thị lực của mắt

Giác mạc là lớp bảo vệ ngoài cùng của mắt. Cùng với củng mạc (tròng trắng) chúng tạo thành một hàng rào bảo vệ chống lại bụi bẩn, vi trùng có thể xâm nhập gây tổn hại các bộ phận phía trong của mắt. Giác mạc cũng có nhiệm vụ loại bỏ bớt những tia cực tím của mặt trời.

Bên cạnh đó, giác mạc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết hình ảnh. Nhờ giác mạc mà khi ánh sáng đi vào mắt chúng sẽ được khúc xạ hoặc bẻ cong. Sự bẻ cong của giác mạc giúp hình ảnh được tập trung lên võng mạc. Nếu chẳng may giác mạc của bạn bị tổn thương do bệnh tật, nhiễm trùng, chấn thương sẽ tạo thành các mô sẹo. Những mô sẹo này sẽ cản trở tầm nhìn bằng cách ngăn chặn hoặc “bóp méo” ánh sáng khi đi qua giác mạc.

Giác mạc- cơ quan quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận phía trong của mắt

Giác mạc – cơ quan quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận phía trong của mắt

Các bệnh thường gặp của giác mạc

Sau đây là một số bệnh thường gặp của giác mạc:

Viêm giác mạc

Vi khuẩn hoặc vi nấm xâm nhập và phát triển trong giác mạc có thể hoạt hóa quá trình viêm. Nếu những vi sinh vật này đi sâu vào các bộ phận bên trong của mắt gây tổn thương trên diện rộng thường rất khó điều trị. Bệnh có thể làm xuất hiện các triệu chứng như: đau nặng, giảm độ rõ nét của hình ảnh, sưng, đỏ mắt… nếu được phát hiện sớm bệnh thường đáp ứng rất tốt với kháng sinh, thuốc chống nấm dưới dạng thuốc uống hay nhỏ tại chỗ.

Tpcn Minh Nhãn Khang, có chứa lutein, zexanthin kết hợp các chất chống oxy hóa từ thiên nhiên giúp bảo vệ mắt, tăng cường thị lực, phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các bệnh về mắt. Hãy gọi cho chúng tôi qua số máy 0962.620.043 để biết thêm thông tin chi tiết.

Herpes ở mắt

Đây là một bệnh nhiễm virus tát phát gây ra bởi virus Herpes simplex I (HSVI). Bệnh làm xuất hiện các chấm viêm nhỏ trên bề mặt giác mạc, theo thời gian có thể lan sâu vào giác mạc hoặc mắt. Hiện nay vẫn chưa có thuốc nào giúp chữa khỏi được bệnh nhưng nó có thể được kiểm soát bằng các thuốc kháng virus.

Bệnh zona thần kinh (Shingles)

Thường xuất hiện sau khi nhiễm virus thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh thuỷ đậu, virus này vẫn ở tại các dây thần kinh dưới dạng bất hoạt, nhưng có thể tái phát gây bệnh ở một số vị trí trong cơ thể, ví dụ như mắt.  Tổn thương do zona  có thể gây mụn nước, gây nóng, sốt và đau dây thần kinh. Sử dụng các thuốc kháng virus có thể rút ngắn thời gian lành bệnh. Một số ít những trường hợp bệnh chuyển sang thể mạn tính bạn có thể được yêu cầu phẫu thuật giác mạc.

Xem thêm:

Mất thị lực vĩnh viễn chỉ vì bong võng mạc

7 thói quen xấu khiến mắt nhanh lão hóa

Chứng loạn dưỡng giác mạc

Loạn dưỡng giác mạc là một nhóm bệnh biểu hiện khi có sự lắng đọng của các chất bất thường làm thay đổi cấu trúc giác mạc. Bệnh có thể bao gồm các loại sau:

– Keratoconus (loạn dưỡng giác mạc hình chóp): Là dạng thường gặp nhất trong đó giác mạc mỏng và thay đổi hình dạng, từ đó làm thay đổi độ cong của giác mạc. Giác mạc bị biến dạng nhẹ hoặc nặng, có thể gây loạn thị nhưng thường gặp là cận thị. Bệnh cũng có thể gây phù nề hoặc tạo thành sẹo giác mạc làm ảnh hưởng lớn đến thị lực.Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng loạn dưỡng này, có thể do di truyền, chấn thương, các bệnh về mắt như viêm võng mạc sắc tố, bệnh võng mạc do sinh non…

Bạn có thể sử dụng kính hoặc nặng hơn là cần thay giác mạc để duy trì thị lực. Một phương pháp điều trị mới gọi là “crosslinking” sử dụng ánh sáng cực tím có thể giúp ổn định giác mạc, làm chậm sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên phương pháp này cần có sự đánh giá cẩn thận của bác sỹ trước khi được tiến hành.

Loạn dưỡng giác mạc hình chóp – một trong những bệnh thường gặp của giác mạc

Loạn dưỡng giác mạc hình chóp – một trong những bệnh thường gặp của giác mạc

– Loạn dưỡng dạng bản đồ – dấu chấm – vân tay: Là tình trạng xuất hiện các nếp gấp bất thường ở phía ngoài cùng biểu mô giác mạc. Những ảnh hưởng này làm lớp giác mạc có thể giống như hình bản đồ, dấu chấm hay đường vân tay. Bệnh không gây đau và cũng không gây mất thị lực, tuy nhiên có thể xảy ra loét biểu mô. Hầu hết người bệnh đều không cần tiến hành điều trị. Nếu có tình trạng loét, người bệnh có thể được chỉ định thuốc mỡ bôi trơn, đeo kính áp tròng, nặng hơn có thể cần phẫu thuật cắt bỏ mô bất thường trên bề mặt giác mạc.

– Loạn dưỡng Fuch’s: Là sự suy giảm dần dần lớp bên trong của giác mạc hay lớp tế nào nội mô. Khi các tế bào bị suy yếu theo thời gian, giác mạc có thể sưng gây mờ mắt. Trong giai đoạn này, mụn nước nhỏ mọc trên bề mặt giác mạc thường gây đau và kích ứng mạnh. Điều trị bao gồm: theo dõi tình trạng bệnh, sử dụng thuốc mỡ và thuốc nhỏ mắt khi có những triệu chứng kích ứng nhẹ hoặc phẫu thuật ghép giác mạc nếu tầm nhìn bị suy giảm nghiêm trọng.

– Loạn dưỡng dạng lưới (Lattice): Được đặc trưng bởi sự hiện diện của các sợi protein bất thường trong chất nền võng mạc. Mặc dù tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng những thay đổi sớm có thể được phát hiện trong thời thơ ấu. Loạn dưỡng dạng lưới có thể tạo thành đám mây che phủ giác mạc gây giảm thị lực, ở một số người có thể gây xói mòn biểu mô. Điều trị loạn dưỡng dạng lưới bao gồm: sử dụng thuốc mỡ và thuốc nhỏ mắt cho các triệu chứng kích ứng hoặc phẫu thuật ghép giác mạc nếu giảm thị lực trầm trọng hoặc đau mạn tính


Khi nào nên đến gặp bác sỹ?

Bệnh giác mạc khi đã bị tổn thương vào sâu trong giác mạc, quá trình chữa bệnh kéo dài sẽ rất nguy hiểm có thể làm giảm thị lực nặng thậm chí mù lòa. Chính vì vậy, nếu bạn có các triệu chứng sau đây bạn cần nhanh chóng gặp bác sỹ nhãn khoa để được tư vấn và điều trị:

– Đau nhức hốc mắt

Mắt mờ

– Đỏ mắt

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Tăng tiết nước mắt và rỉ mắt

Nguy cơ gây bệnh giác mặc chủ yếu là do nhiễm khuẩn gây ra bởi virus, vi khuẩn. Chính vì vậy, bảo vệ đôi mắt hàng ngày như: không sử dụng chung các dụng cụ trang điểm cho vùng mắt, thuốc nhỏ mắt; không dùng chung kính áp tròng…; rửa kỹ tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi tiếp xúc với người bệnh sẽ giúp phòng các bệnh giác mạc hiệu quả hơn.

Ds. Lê Hoa

Theo nguồn:

https://my.clevelandclinic.org/services/cole-eye/diseases-conditions/hic-corneal-conditions

https://nei.nih.gov/health/cornealdisease

Chia sẻ bệnh nhân sử dụng tốt Minh Nhãn Khang

Minh Nhãn Khang - Giúp cho đôi mắt luôn sáng

Tư vấn mua hàng online

043.785.89860962620043

yahoo messageryahoo messager

Mắt tôi có hiện tượng “muỗi bay” trước mắt, đi khám bác sĩ chẩn đoán …

Chào bạn, Khi bị cườm khô (còn gọi là đục thủy tinh thể) thị lực còn 4/10 …

Tôi năm nay 57 tuổi, mổ cườm bằng phương pháp Phaco năm 2015. Thị lực …

Chào bạn, Mổ cườm khô (hay mổ đục thủy tinh thể) được coi là biện …

Tôi bị bệnh cườm khô được 3 tháng, nhưng tôi rất lo lắng nếu nặng …

Chào bạn, Cườm khô (đục thủy tinh thể) vốn được coi là căn bệnh mạn …

Tháng 8 năm 2016, mẹ tôi có các biểu hiện mắt nhìn mờ, tầm nhìn …

Chào bạn, Cườm hạt, cườm khô hay cườm đá tuy tên gọi khác nhau, nhưng …

“Khi người tình cho bạn một tình yêu thì trong trái ngọt đã có thêm mùi …

Ở những người trung, cao tuổi, đồng hành cùng với thời gian là sự lão hóa …

Có được đôi mắt sáng khỏe theo thời gian là ước mong của mỗi người. Thử …